Quản lý con người – quản lý bảo vệ dễ dàng?
Trong các lĩnh vực – ngành nghề khác nhau đều cần có người lãnh đạo. Máy móc, thiết bị cũng cần phải có con người để vận hành cho nó hoạt động. Một doanh nghiệp, tổ chức có từ 2 người trở lên là phải có người lãnh đạo. Tuỳ quy mô của mỗi doanh nghiệp, tổ chức mà sẽ có số lượng lãnh đạo nhiều hay ít? Và ngành nghề bảo vệ cũng cần một người lãnh đạo, đó chính là người quản lý bảo vệ.
Quản lý con người đã rất khó, vậy thì quản lý lao động phổ thông như ngành bảo vệ lại càng khó hơn? Chính vì vậy để có một tập thể tốt và luôn phát triển thì phải có một nhà lãnh đạo tốt, một đội ngủ quản lý thật có tâm và có tầm. Hãy cùng Bảo vệ Ngày và Đêm tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Quản lý bảo vệ như thế nào?
Quản lý bảo vệ là từ chuyên dùng trong ngành bảo vệ được sử dụng rất nhiều đó là Chỉ huy. Công việc chỉ huy này đương nhiên là một người lãnh đạo. Tùy theo vị trí chỉ huy mà người quản lý quản nhiều hay ít nhân viên bảo vệ. Ca trưởng, Đội trưởng, Chỉ huy khu vực, Chỉ huy vùng, Trưởng/phó phòng, Trưởng chi nhánh hay Giám Đốc đều là chỉ huy. Có những chỉ huy cùng lúc quản lý nhiều mục tiêu khác nhau trong một khu vực, và làm việc với nhiều khách hàng trong khu vực mình quản lý thì được gọi là Đội trưởng vùng, Chỉ huy khu vực, Chỉ huy vùng … tùy vào cách dùng danh từ của các công ty bảo vệ.
1. Quản lý con người
Người ta vẫn hay nói, quản lý con người là khó nhất! Bởi vì con người luôn có hỉ, nộ, ái, ố, tham, sân, si. Hôm nay có thể sẽ rất dễ chịu nhưng ngày mai khó chịu. Hôm nay là một con người rất tốt nhưng ngày mai trở thành người xấu một cách bất ngờ.
Việc quản lý con người nói chung và quản lý nhân viên bảo vệ nói riêng là không hẳn là giống nhau. Với những doanh nghiệp thông thường một quản lý có thể kiêm nhiệm nhiều vai trò. Tùy đối tượng nhân sự của doanh nghiệp đó có cùng một lĩnh vực và tầm trình độ hay không. Việc quản lý nhân sự ở các ngành nghề khác có phần đơn giản hơn. Vì mọi thứ đều sẽ là một cơ cấu quản lý riêng, đã theo quy trình có sẵn.
Ban Lãnh đạo NDS cùng tập thể nhân viên trong ngày hợp Chi bộ kết nạp Đảng viên mới
2. Quản lý theo quy chế
Nhân sự sẽ chỉ làm việc với những người quản lý trực tiếp bảo vệ. Đó là các chỉ huy khu vực, họ sẽ là người trực tiếp quản lý các nhân viên bảo vệ thuộc khu vực của mình.
Sắp xếp, quản lý các công việc mà trong từng mục tiêu yêu cầu. Với ngành này, những biến động về nguồn nhân lực tại các mục tiêu rất phức tạp. Vì vậy các chỉ huy khu vực phải nắm bắt liên tục và sắp xếp các nhân viên với công việc phù hợp. Quan tâm đến cả đời sống tinh thần nhân viên. Hỏi han, động viên để hiểu được tâm tư nguyện vọng của từng cá nhân.
3.Làm thế nào để quản lý bảo vệ hiệu quả?
Không phải nhân viên bảo vệ nào cũng hiểu biết về công việc phải làm. Có những nhân viên làm rất tốt công việc của mình. Nhưng cũng có những nhân viên làm việc rất kém. Có những nhân viên rất tự giác, chăm chỉ học hỏi. Nhưng cũng có nhân viên lười biếng và không chịu tự giác. Chính vì vậy, để một doanh nghiệp kinh doanh bảo vệ hoạt động tốt thì vẫn cần một người quản lý bảo vệ giỏi.
Người quản lý bảo vệ giỏi là người có được một tập thể tốt. Nhưng cái tốt của tập thể ấy là do công sức của người quản lý gây dựng lên. Vậy thì, người quản lý bảo vệ giỏi là người biến tất cả các cá nhân trong tập thể trở lên đồng đều và cùng nhau hoàn thành công việc.
4. Phương pháp quản lý bảo vệ
Một người chỉ huy khu vực làm tốt nhiệm vụ quản lý và vận hành của mình. Cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:
– Am hiểu về chuyên môn, giỏi các kỹ năng nghiệp vụ, biết việc phải làm là gì? Biết làm thế nào cho tốt? Từ đó, đào tạo hướng dẫn cho các nhân viên bảo vệ cùng biết để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chung và quan trọng lấy được sự tín nhiệm, nể phục từ các nhân viên bảo vệ.
– Phải là người gương mẫu đi đầu trong tất cả các hoạt động. Người chỉ huy mà lười biếng, né việc thì không thể có được các nhân viên tự giác và giỏi việc. Ngược lại, nếu chỉ huy mà xông xáo, nhiệt tình, trách nhiệm thì các nhân viên sẽ làm theo một cách vui vẻ. Vì vậy, quản lý bảo vệ là chỉ huy phải tích cực kiểm tra, thăm hỏi và đôn đốc, chỉ bảo, hướng dẫn nhân viên,
– Hiểu được tính cách, thái độ, tâm tư, tình cảm nguyện vọng của các nhân viên của mình. Từ đó biết cách ứng xử, phân công, sắp xếp và xử lý vấn đề với từng nhân viên theo những gì mà họ có thể chấp nhận. Hãy nhớ rằng, quy tắc là quan trọng nhưng không phải nhân viên nào cũng áp dụng một quy tắc như nhau. Dụng nhân như dụng mậu cũng chính là vậy!
5. Đa dạng các biện pháp quản lý bảo vệ
Phải biết tuyên truyền, giáo dục. Giới thiệu về công ty và những chế độ để họ hiểu được nơi mình đang làm việc có uy tín và an toàn hay không. Từ đó các nhân viên bảo vệ biết được những quyền lợi mình sẽ nhận được khi làm việc tại đây là gì và nếu chế độ tốt, họ sẽ găn bó lâu dài.
- Tìm hiểu kỹ càng về mỗi nhân viên bảo vệ để biết được khả năng và tính cách. Để lựa chọn một mục tiêu phù hợp cho họ
- Định hướng và phát triển hướng đi cho các nhân viên của mình. Nếu thấy nhân viên của mình có một khả năng tốt hơn làm bảo vệ. Các chỉ huy có thể hướng cho họ làm những việc khác tốt hơn như đội trưởng, vệ sĩ
- Phối hợp ăn ý với các nhân sự để cập nhật và quản lý nhân viên một cách chính xác, hiệu quả
- Là một người quản lý, nhưng đôi lúc vẫn cần sự mềm mỏng và nhẹ nhàng. Để hiểu và để nhân viên bảo vệ của mình thấy họ được tôn trọng. Họ sẽ làm việc lâu dài.
TSC: 33 Nhất Chi Mai, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM.
WB: https://baovechuyennghiep.baovengayvadem.com./
MST: 0303023616
Hotline: 0904 204 628 /0945378834
Tel: 0904 204 628